Hướng dẫn cách ngồi thiền cho người mới bắt đầu chuẩn nhất

Ngày đăng 17/01/2022
Tác giả Tác giả:
Lượt xem 2925 lượt xem

Ngồi thiền đúng tư thế quyết định rất lớn đến kết quả của việc tập luyện. Khi đó, không chỉ tâm trí tĩnh tại mà sức khỏe của người ngồi thiền cũng được cải thiện đáng kể. Dưới đây là hướng dẫn ngồi thiền cho người mới bắt đầu, đảm bảo tư thế chuẩn ngay từ đầu, giúp thu được kết quả tốt nhất, tránh gây nản chí khi việc luyện tập không đạt như mong đợi.

1.Giai đoạn Chuẩn bị

Đây là giai đoạn đầu tiên nhưng không kém phần quan trọng đối với quá trình thiền định. Ở giai đoạn này, người tập thiền cần phải thực hiện những yếu tố sau:

1.1 Suy nghĩ về việc bạn muốn đạt được gì từ việc tập thiền

Khi bắt đầu tập thiền, mọi người có vô vàn những lý do khác nhau như loại bỏ sự ồn ào trong tâm trí, hoàn thiện khả năng tư duy và sáng tạo, hình dung mục tiêu đề ra, thậm chí tạo mối liên kết tâm linh. Nếu mục tiêu duy nhất của bạn là dành ít phút mỗi ngày để cơ thể tĩnh tâm mà không phải lo lắng bất cứ điều gì về cuộc sống thì đó cũng là lý do đủ để làm nền tảng cho việc tập thiền.

Thực tế, bạn không nên phức tạp hóa lý do ngồi thiền. Ý nghĩa sâu xa của thiền định bao gồm việc thư giãn, giúp con người loại bỏ những lo lắng hằng ngày khỏi tâm trí.

1.2 Tìm nơi nào đó yên tĩnh và không bị làm phiền

Đặc biệt, cách ngồi cho người mới bắt đầu quan trọng nhất là đảm bảo nơi luyện tập không có bất kỳ sự quấy rầy nào. Tắt tivi, đài, đóng cửa sổ, cửa ra vào là cách tốt nhất để tránh âm thanh của cây cối bên ngoài cũng như tiếng ồn của mọi người trong gia đình.

Với trường hợp, bạn đang sống cùng với gia đình, để có không gian yên tĩnh để tập trung tịnh tâm, hãy hỏi thử các thành viên trong gia đình xem liệu họ có sẵn sàng giữ yên lặng trong khoảng thời gian mà bạn luyện tập được không? Đừng quên hứa với họ rằng, bạn sẽ thông báo cho họ biết ngay sau khi xong việc và họ có thể hoạt động lại bình thường.

1.3 Sử dụng đệm ngồi thiền

Tấm đệm sử dụng cho người ngồi thiền còn có tên là zafus. Đây là tấm đệm hình tròn và bạn có thể đặt trên mặt đất rồi ngồi lên nó khi tịnh tâm. Tấm đệm này sẽ không có chỗ dựa lưng. Do đó, bạn phải giữ cho lưng thẳng để tăng cao sự tập trung, tăng năng lượng cho bản thân.

Nếu chưa chuẩn bị được đệm thì bạn có thể sử dụng ghế sofa hoặc chiếc gối cũ để thay thế. Chúng sẽ giúp bạn không bị đau nhức trong quá trình dài duỗi cơ thể để ngồi bắt chéo chân.

Trường hợp nếu bạn bị đau lưng khi ngồi mà không có chỗ dựa, hãy ngồi trên ghế nếu muốn. Cố gắng ngồi thẳng lưng và giữ cơ thể ở tư thế thoải mái sao cho cảm thấy dễ chịu nhất. Sau đó, dựa lưng cho đến khi bạn cảm thấy có thể tiếp tục luyện tập trở lại.

1.4 Mặc quần áo thoải mái

Chắc chắn bạn không muốn bất kỳ thứ gì có thể kéo bạn ra khỏi trạng thái suy nghĩ tập trung. Do đó, bạn cần tránh mặc trang phục bó sát như quần jean hoặc quần dài chật chội. Hãy chọn những trang phục giúp bạn thoải mái như khi tập thể dục hay đi ngủ, mặc loại quần áp này bạn sẽ thấy dễ thở hơn.

1.5 Chọn thời gian tập khi bạn cảm thấy tâm hồn sảng khoái

Đối với những người đã quen với việc ngồi thiền, khi cảm thấy lo lắng hay áp lực, bạn hãy áp dụng phương pháp này để giữ bình tĩnh. Nhưng nếu bạn là người mới bắt đầu, bạn sẽ gặp đôi chút khó khăn trong việc tập trung vì tâm trí của bạn chưa được định hình đúng hướng. Vì thế, với trường hợp này, bạn hãy thiền khi cảm thấy thoải mái, nếu có thể, buổi đầu tiên nên luyện tập vào buổi sáng sớm hoặc sau khi bạn thư giãn vì phải trải qua lịch học dài hay công tác vất vả.

Hãy tống khứ hết suy nghĩ vẩn vơ ra khỏi đầu trước khi bạn ngồi tịnh tâm. Nếu cảm thấy đói trước khi tập, bạn hãy dùng một bữa ăn nhẹ hoặc đi vệ sinh khi có nhu cầu..

1.6 Chuẩn bị đồng hồ bấm giờ

Bạn hãy cài đặt giờ đồng hồ để chắc chắn rằng việc luyện tập của mình không bị phá vỡ bởi liên tập suy nghĩ về thời gian. Cho dù luyện tập 10 phút hay 1 giờ thì cũng nên cài đặt đồng hồ. Bạn cũng có thể có sử dụng điện thoại có chế độ hẹn giờ cho buổi tập, hoặc có thể tìm ở các trang online hay ứng dụng đặt thời gian cho việc tập luyện.

1.7 Chuẩn bị nến đốt khi thiền

Chuẩn bị những cây nến sáp ong được làm từ nguyên liệu tự nhiên, với hương thơm thanh khiết và ánh sáng nhẹ dịu sẽ giúp tăng sự tập trung và thư giãn cho người mới bắt đầu ngồi thiền.

Chuẩn bị nến đốt khi thiền
Chuẩn bị nến đốt khi thiền

2.Giai đoạn Tập Thiền

2.1 Ngồi trên tấm đệm thiền hoặc ghế trong khi lưng giữ thẳng

Ngồi tập thiền với tư thế thẳng sẽ giúp bạn tập trung cao hơn trong mỗi nhịp thở ra hít vào. Nếu bạn đang ngồi trên ghế dựa, nên dựa lưng vào ghế và đừng ngồi khom người xuống, hãy giữ tư thế ngồi thẳng hết mức có thể.

Xếp chân ở tư thế mà bạn cảm thấy dễ chịu. Bạn có thể bắt chéo như chiếc bánh quy xoắn nếu đang ngồi trên miếng đệm hoặc duỗi thẳng chân, điều quan trọng nhất là tư thế ngồi của bạn luôn được giữ thẳng.

2.2 Đừng băn khoăn về việc nên làm gì với bàn tay

Khi xem luyện tập trên các kênh thông tin, bạn sẽ thấy mọi người sẽ nắm hờ tay và đặt lên đầu gối khi tập thiền. Tuy nhiên, nếu bạn không cảm thấy thoải mái với tư thế đó, đừng quá lo lắng. Bạn có thể thả lỏng  chúng bên hông hoặc nắm tay lại để trong lòng hay làm bất cứ tư thế nào miễn là vẫn đảm bảo đầu có được thư giãn và tập trung cao độ vào hơi thở của mình.

2.3 Hơi nghiêng cằm như thể bạn đang nhìn xuống phía dưới

Việc mở mắt hay nhắm mắt khi tịnh tâm không quan trọng, mặc dù đa số vẫn nghĩ rằng nhắm mắt sẽ giúp tập trung cao hơn. Bạn có thể nghiêng nhẹ đầu như đang nhìn xuống sẽ giúp lồng ngực nở ra và hít thở dễ dàng hơn.

2.4 Cài chế độ hẹn giờ

Cách ngồi thiền cho người mới bắt đầu đó là hãy cài đặt chế độ thời gian mà bạn muốn tập thiền. Trong tuần đầu tiên, không cần quá áp lực về thời gian mà bạn cố gắng áp đặt bản thân phải ngồi thiền cả tiếng đồng hồ. Bạn có thể bắt đầu bài tập trong khoảng thời gian 3-5 phút và sau đó tăng lượng thời gian lên nửa tiếng hoặc hơn.

2.5 Khép miệng lại khi thở

Trong quá trình ngồi thiền bạn nên thở ra, hít vào bằng mũi. Tuy nhiên, bạn nên chắc chắn rằng hàm của mình được thư giãn ngay cả khi không mở miệng ra. Thay vì nghiến răng và siết chặt hàm, hãy thoải mái hơn nhé.

2.6 Tập trung vào nhịp thở

Đây là yếu tố cốt lõi của thiền định. Thay vì cố gắng không suy nghĩ vẩn vơ đến những điều không hay trong cuộc sống hằng ngày khiến bạn căng thẳng, hãy tập trung vào cái gì đó tích cực hơn như hơi thở chẳng hạn.

Khi toàn thân chú ý vào cách hít thở, bạn sẽ thấy mọi suy nghĩ lan man về thế giới bên ngoài sẽ tự động biến mất, bạn không phải mất công lo lắng làm thế nào để loại bỏ chúng sang một bên.

Tập hơi thở như thế nào để cảm thấy thoải mái nhất? Một số người cho rằng cần chú tâm vòa việc phổ nở ra và co vào như thế nào, trong khi số khác lại suy nghĩ đến việc không khí đi qua khoang mũi khi thở như thế nào?

Bạn cũng nên tập trung lắng nghe âm thanh của hơi thở. Hãy hướng bản thân đến trạng thái tập trung hết mình vào nhịp thở.

Tập trung vào nhịp thở
Tập trung vào nhịp thở

2.7 Quan sát hơi thở, tránh phân tích nó

Mục tiêu ở đây là giữ cho cơ thể thoải mái trong từng nhịp thở, không nên miêu tả cặn kẽ nó như thế nào. Không cần lo lắng về việc bạn nhớ hay giải thích trải nghiệm về việc thở sau này như thế nào. Hãy cảm nhận hơi thở trong từng khoảnh khắc. Sau đó, tận hưởng nhịp thở tiếp theo. Đừng suy nghĩ về việc thở trong tâm trí thay vào đó, hãy thực hiện chúng thông qua các giác quan của bạn.

2.8 Nếu nhịp thở của bạn đang đi lan man, hãy tập trung hết sức lại vào nó

Ngay cả với những người đã có kinh nghiệm về thiền định, bạn vẫn có lúc để suy nghĩ của mình lang thang ở một nơi nào đó. Bạn sẽ bắt đầu suy nghĩ về hóa đơn, công việc, những việc vặt sẽ làm và ngày mai chẳng hạn. Khi tâm trí của bạn bị chi phối bởi thế giới bên ngoài, đừng nên hoảng sợ, hãy cố gắng tìm mọi cách để lờ nó đi. Cùng với đó, bạn hãy nhẹ nhàng điều khiển sự tập trung của mình về hơi thở trong cơ thể và làm tan biến những suy nghĩ vẩn vơ đi.

2.9 Đừng quá ép buộc bản thân

Với một người mới bắt đầu tập thiền, thừa nhận và duy trì sự tập trung cao độ là điều quá sức. Đừng cố ép buộc bản thân, nên nhớ tất cả những người mới đều trải qua cảm giác tồn tại sự ồn ào trong tâm trí.

Thực ra, một số người cho rằng, việc tâm trí bị phân tán bởi những suy nghĩ hiện tại có thể trở thành một phần thực hành của thiền định. Khi đó, thiền định sẽ giúp bạn tập trung và gạt bỏ những suy nghĩ đó đi. Duy trì việc tập thiền ít nhất vài phút mỗi ngày và kéo dài thời gian luyện tập giúp bạn đạt được kết quả tốt nhất.

Lưu ý khi thực hiện tư thế ngồi thiền cho người mới bắt đầu

– Hãy chắc chắn điện thoại của bạn được đặt ở chế độ im lặng.

– Nên ngồi thiền trước khi đi ngủ sẽ giúp não của bạn tạm ngừng hoạt động và tạo ra sự thoải mái hơn.

– Thiền định là tiến trình kéo dài, không phải phương pháp thần kỳ. Cố gắng thiền hàng ngày, bạn sẽ thấy tâm trí của mình yên bình, thanh thản hơn.

– Có thể thưởng thức những bản nhạc nhẹ trong khi thiền định để thư giãn sâu hơn. Tuy nhiên, bạn hãy chọn hể loại nhạc nhẹ nhàng, tiết tấu chậm, tránh bật nhạc mạnh, sôi động, chúng sẽ phá vỡ tiến trình tập thiền của bạn.

– Có thể đọc câu thần chú OM hoặc hơi thở.

– Bạn có thể phải trải qua cảm giác thất bại khi tập thiền. Hãy sống với nó, vì thất bại sẽ dạy cho bạn một bài học rõ ràng hơn về bản thân cũng như giúp bạn tĩnh lặng hơn. Hãy mạnh dạn bước tới và trở thành một nhân tố quan trọng trong vũ trụ này.

ngồi thiền cho người mới bắt đầu
ngồi thiền cho người mới bắt đầu

Với hướng dẫn cách ngồi thiền cho người mới bắt đầu hãy chuẩn bị những điều kiện thật tốt và tuân thủ những nguyên tắc khi luyện tập để tâm trí của bạn được tập trung và đạt được hiệu quả cao nhất nhé.

Sản phẩm đáng quan tâm

Đèn Cầy Hoa Sen

80,000
Đã bán 60

Nến Nhúng taper sáp ong dài

120,000
Đã bán 26

Đèn cầy sinh nhật

20,000
Đã bán 42

Nến tealight hình tổ ong

20,000
Đã bán 170

Nến sáp ong taper xoắn TO

60,000
Đã bán 35

Nến taper sáp ong dài

80,000
Đã bán 165

Đèn Cầy Sáp Ong Hoa Hồng

80,000
Đã bán 143

Nến tổ ong sáp ong 100%

50,000
Đã bán 58
[ninja_form id=2]