Tư thế ngồi thiền: Ngồi đúng để tĩnh tâm và đạt lợi ích về sức khỏe

Ngày đăng 07/01/2022
Tác giả Tác giả:
Lượt xem 2211 lượt xem

Ngồi thiền giúp con người tĩnh tâm và mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Ty nhiên, để có thể đạt được điều đó bạn cần phải thực hiện đúng tư thế ngồi thiền. Vậy tư thế ngồi khi thiền thế nào là đúng?

1.Nguyên tắc thực hiện các tư thế ngồi thiền

Tư thế ngồi thiền đúng yêu cầu bạn tập trung chủ yếu vào hơi thở và lắng nghe những chuyển động trong cơ thể. Ngồi thiền đúng mang lại nhiều lợi ích về sức khỏe đó là: Giảm đau, giảm căng thẳng, nâng cao chất lượng giấc ngủ, kiểm soát lo âu, hỗ trợ điều trị chứng giảm trí nhớ, kéo dài tuổi thọ,…

Dưới đây là những nguyên tắc ngồi thiền đúng tư thế:

1.1 Điều chỉnh tư thế ngồi

Bạn có thể dễ dàng thực hiện tư thế ngồi thiền ở bất kỳ nơi nào bạn thấy yên tĩnh và thoải mái. Bạn có thể ngồi thiền trên một cái khăn tay, gối, tấm đệm hoặc ghế để hỗ trợ trong lúc thiền.

Một số cách ngồi thiền tốt cho sức khỏe, bạn có thể tham khảo:

– Ngồi thẳng lưng, điều chỉnh đầu và cổ thẳng với cột sống

– Để thẳng hai chân từ mắt cá đến đầu gối trên sàn. Đảm bảo cho bắp chân và đùi có thể tạo thành một góc 90 độ.

– Thả lỏng hai tay đặt trên đùi hoặc đầu gối.

– Bạn có thể thực hiện tư thế hoa sen ngồi trên gối, khăn, đệm tùy thuộc vào sự linh hoạt của phần hông theo cách sau:

+ Ngồi thẳng người, duỗi hai chân thẳng, đầu gối co, dùng tay đặt bàn chân phải ép vào bụng trái, ép bàn chân còn lại vào bụng phải.

+ Thả lỏng cơ thể, người ngồi thẳng, thả long hai tay đặt trên đùi.

Điều chỉnh tư thế ngồi
Điều chỉnh tư thế ngồi

1.2 Điều chỉnh cột sống đảm bảo tư thế ngồi thiền chuẩn nhất

Bạn phải giữ thẳng cột sống nhất có thể khi ngồi thiền. Thỉnh thoảng, bạn nên điều chỉnh lại cơ thể mình về đúng vị trí nếu nhận thấy lưng chưa được thẳng nếu đang gặp phải các tình trạng như vẹo cột sống, gai cột sống lưng, trượt đốt sống thắt lưng…

Để kéo dài cột sống, bạn hãy nâng cao thể lên, mở rộng ngực hướng trần mỗi lần thực hiện hít vào. Bạn sẽ cảm nhận được dòng năng lượng đi từ gốc cột sống ra ngoài và qua đỉnh đầu. Bạn hít sâu và thở ra nhẹ nhàng, tuy nhiên vẫn phải giữ cột sống thẳng để giúp bạn luôn tỉnh táo.

1.3 Thả lỏng tay

Để tìm lại sự bình yên cho mình, bạn có thể thực hiện cách đặt tay lên đùi, lòng bàn tay

hướng xuống khi ngồi thiền. Phương pháp để lòng bàn tay hướng xuống giúp bạn thư giãn dòng năng lượng của cơ thể và tập trung hơn.

Bạn cũng có thể chồng nhẹ bàn tay phải lên trên bàn tay trái, hai ngón tay cái chạm nhẹ và đặt trên đùi với lòng bàn tay hướng lên trên. Cách để tay này có tác dụng giúp cơ thể của bạn tạo ra nhiều nhiệt và năng lượng nhất.

1.4 Thả lỏng vai

Tư thế ngồi thiền đúng cách là bạn hãy giữ cho vai của mình thư giãn khi thực hiện. Điều này sẽ giúp tim mở rộng và lưng khỏe mạnh hơn.

Trong khi thiền, thỉnh thoảng bạn hãy kiểm tra tư thế của mình để đảm bảo rằng cột sống vẫn thẳng, còn phần vai được rủ xuống và thả lỏng. Bạn cũng nên chú ý đến chiều cao của hai vai, điều chỉnh lại nếu cảm thấy một bên vai cao hơn bên còn lại.

1.5 Thoải mái cằm

bạn hãy thả lỏng cơ mặt để cằm rớt nhẹ tự nhiên, đồng thời đầu và cổ không bị gồng một cách gượng ép. Cách ngồi thiền để cằm thoải mái giúp bạn duy trì thư thế và luôn giữ sự thư giãn cho khuôn mặt.

Nếu bạn tì ép cằm vào cơ thể để gồng cổ và căng cơ mặt hoặc để kéo giãn thì hơi thở của bạn sẽ không sâu và dễ dàng bị đứt quãng.

1.6 Thư giãn quai hàm

Bạn hãy thả lỏng và thư giãn quai hàm trước khi thiền bằng cách giữ quai hàm mở khi ấn lưỡi vào vòm miệng. Điều này sẽ giúp làm chậm quá trình nuốt nước bọt và giúp hơi thở của bạn được rõ ràng hơn trong khi ngồi thiền. Bạn cũng có thể há to miệng hoặc ngáp trước lúc thiền để duỗi hàm, đồng thời giải phóng sự căng thẳng.

1.7 Khép hờ mắt

Bạn có thể giữ cho khuôn mặt, đôi mắt và mí mắt của mình thư giãn bằng cách nhẹ nhàng khép mắt. Hoặc bận cũng có thể ngồi thiền với đôi mắt mở khi tập trung nhìn vào một điểm trên sàn nhà, cách đó vài bước chân. Bận cần đảo mắt, tránh tập trung quá lâu vào một điểm, tránh nheo mắt và giữ cho khuôn mặt thoải mái trong khi thiền.

Bạn nên chọn một trong hai cách nhắm mắt hoặc mở mặt, tránh thực hiện cả hai cùng lúc vì dễ đánh mất phương hướng và làm gián đoạn quá trình thiền.

Điều chỉnh cột sống đảm bảo tư thế ngồi thiền
Điều chỉnh cột sống đảm bảo tư thế ngồi thiền

2.Những lưu ý quan trọng khi thực hiện tư thế ngồi thiền

Để nhận được lợi ích tốt nhất cho sức khỏe, khi thực hiện tư thế ngồi thiền, bạn cần lưu ý những vấn đề sau:

2.1 Chọn không gian ngồi thiền thích hợp

Bạn hãy lựa chọn không gian trong lành và yên tĩnh khi ngồi thiền để tránh bị làm phiền trong khi thực hiện.

2.2 Đừng ép bản thân phải ngồi thiền quá lâu

Bạn nên bắt đầu thiền với thời gian thực hiện ngắn và tăng dần lên khi cảm thấy cơ thể đã quen và thoải mái với các động tác. Vào những ngày đầu, bạn cũng không nên ngồi quá lại dễ dẫn đến việc cảm thấy khó khăn và nản chí thực hiện tiếp.

Đừng ép bản thân phải ngồi thiền quá lâu
Đừng ép bản thân phải ngồi thiền quá lâu

2.3 Chú ý tập trung vào hơi thở

Khi ngồi thiền, ngoài tư thế thì cách hít thở đóng vai trò quan trọng không kém trong việc giúp bạn cảm nhận và lắng nghe cơ thể. Đây cũng là phương pháp giúp bạn thư giãn cơ thể và ngồi thiền được lâu hơn. Do đó, bạn hãy hít một hơi thật sâu rồi thở ra chậm rãi bằng mũi, nhịp thở ra bằng hai lần nhịp hít vào.

2.4 Loại bỏ những suy nghĩ trong tâm trí

Loại bỏ ngay những suy nghĩ, cảm xúc buồn vui trong tâm trí bằng cách tập trung vào hơi thở và lắng nghe cơ thể của mình.

Loại bỏ những suy nghĩ trong tâm trí
Loại bỏ những suy nghĩ trong tâm trí

2.5 Ăn nhẹ trước khi ngồi thiền

Nếu để bụng rỗng khi ngồi thiền, bạn sẽ bị mất tập trung và cảm thấy không thoải mái vì đói bụng. Vì thế, trước khi ngồi thiền bạn nên ăn nhẹ nhưng cần tránh ăn no gây ra áp lực lúc thiền.

2.6 Đảm bảo ngồi thiền mỗi ngày

Bạn hãy chọn thời gian mình có thể chắc chắn đảm bảo ngồi thiền ít nhất trong 3 phút. Nên ưu tiên ngồi vời buổi sáng hoặc buổi tối trước khi đi ngủ. Thiền có thể giúp bạn chìm vào giấc ngủ nhanh hơn cũng như cung cấp cho bạn nguồn năng lượng tích cực để bắt đầu ngày mới.

2.7 Nghe nhạc nhẹ nhàng khi thiền

Bạn có thể kết hợp thiền định và nghe một bản nhạc không lời nhẹ nhàng để giảm stress, tăng sự thư giãn, điềm tĩnh hơn trong tâm trí.

Tư thế ngồi thiền đúng không chỉ giúp bạn tĩnh tâm mà còn có thể phòng ngừa nhiều bệnh tật, nâng cao sức khỏe. Vì thế, hãy tuân thủ nguyên tắc ngồi thiền đúng và những lưu ý đã được đề cập trong bài viết này, bạn nhé!

Sản phẩm đáng quan tâm

Đèn Cầy Hoa Sen

80,000
Đã bán 60

Nến Nhúng taper sáp ong dài

120,000
Đã bán 26

Đèn cầy sinh nhật

20,000
Đã bán 42

Nến tealight hình tổ ong

20,000
Đã bán 170

Nến sáp ong taper xoắn TO

60,000
Đã bán 35

Nến taper sáp ong dài

80,000
Đã bán 165

Đèn Cầy Sáp Ong Hoa Hồng

80,000
Đã bán 143

Nến tổ ong sáp ong 100%

50,000
Đã bán 58
[ninja_form id=2]