Khi ngồi thiền, tâm trí của con người được tập trung tối đa, giải phóng khỏi những căng thẳng, suy nghĩ tiêu cực, đầu óc thư giãn, tịnh tâm hơn. Cách ngồi thiền chữa bệnh được nhiều người luyện tập để mang lại lợi ích cho sức khỏe, đặc biệt là chữa bệnh mất ngủ, ngủ không sâu giấc.
1.Tác dụng tuyệt vời của thiền định mang lại cho giấc ngủ của bạn
Phương pháp ngồi thiền có nguồn gốc từ Ấn Độ, gắn liền với Phật giáo. Đạo Phật luôn hướng con người tới cái tâm trong sáng, bình an, thư giãn và loại bỏ mọi phiền muộn. Thiền còn ứng dụng trong các bài tập của bộ môn yoga hay võ thuật.
Phương pháp này mang lại lợi ích giải tỏa căng thẳng tuyệt vời nên được ứng dụng nhiều để điều trị các vấn đề về tâm lý như các bệnh: Trầm cảm, lo âu, stress, đặc biệt là chứng mất ngủ.
Các chuyên gia về bộ môn này cho biết, ngồi thiền với tư thế hoa sen giúp dồn áp lực xuống cơ thể, đẩy dòng năng lượng đi ngược lên cột sống và dẫn lên các dây thần kinh trung ương. Nhờ đó, tác động đến các dây thần kinh quanh não. Điều này giúp bạn nhanh đi vào giấc ngủ, ngủ sâu giấc hơn. Ngồi thiền đều đặn hằng ngày cũng sẽ cải thiện được triệu chứng mất ngủ rõ rệt.
Ngoài ra, mất ngủ do nguyên nhân nội tiết tố suy giảm cũng có thể cải thiện được nhờ phương pháp ngồi thiền. Vùng dưới đồi của não là vùng nhận được tác động lớn nhất từ thiền định. Cơ quan này sẽ tạo ra tín hiệu cho tuyến yên và kích thích buồng trứng sản sinh ra các hormone estrogen và progesterone cải thiện các vấn đề nội tiết. Phụ nữ mãn kinh bị chứng mất ngủ do yếu tố này nếu áp dụng ngồi thiền mỗi ngày có thể cải thiện chứng mất ngủ của mình.

2.Ưu điểm nổi bật của phương pháp ngồi thiền
Người bị mất ngủ nên lựa chọn cách ngồi thiền chữa bệnh này bởi vì những ưu điểm vô cùng tuyệt vời:
– An toàn: Bài tập thiền định chữa mất ngủ hoàn toàn an toàn và miễn phí. Khi ngồi thiền, tâm trí của bạn sẽ được tác động sâu mà không thông qua bất kỳ kích thích nào vào cơ thể như việc sử dụng thuốc hay dùng các thực phẩm chức năng.
– Có thể kết hợp cùng các kỹ thuật khác: Ngoài ngồi thiền chánh niệm, bạn cũng có thể kết hợp cùng liệu pháp hành vi nhận thức để cải thiện chất lượng giấc ngủ. So với việc chỉ sử dụng liệu pháp hành vi nhận thức đơn lẻ, phương pháp kết hợp này được nhiều người đánh giá cao về tính hiệu quả.
– Mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe: Không chỉ cải thiện giấc ngủ, thiền còn giúp giảm đau, giảm huyết áp, lo âu, chứng trầm cảm.
– Tăng khả năng tập trung, hiểu sâu về nội tâm, trực giác, giữ tinh thần lạc quan, thư thái.


3.Vì sao ngồi thiền có thể chữa được bệnh mất ngủ?
Thiền mang lại trạng thái tinh thần thoải mái, rất có lợi cho việc bắt đầu giấc ngủ. Việc khởi phát giấc ngủ có liên quan đến tình trạng giảm dần sự hưng phấn của hệ thần kinh điều tiết giấc ngủ. Ngược lại mất ngủ thường do hệ thần kinh bị kích thích ở trạng thái hưng phấn.
Ngồi thiền giúp làm chậm nhịp thở và nhịp tim, đồng thời giảm mức cortisol- hormone của quá trình căng thẳng. Về lâu dài, tác động này có thể cải thiện tình trạng kháng insulin và làm giảm viêm liên quan đến căng thẳng.
Một số nghiên cứu đã phát hiện ra, thiền có thể cải thiện trong giấc ngủ sóng chậm và giấc ngủ REM. Đồng thời, giúp người bệnh ít bị thức giấc giữa đêm.

4.Hướng dẫn cách ngồi thiền chữa bệnh mất ngủ
Cách ngồi thiền chữa bệnh muốn đạt được hiệu quả cải thiện chất lượng giấc ngủ cần tuân thủ và thực hiện theo hướng dẫn chuẩn từ các chuyên gia trong bộ môn này.
4.1 Giai đoạn chuẩn bị
Tập luyện thiền định trong không gian yên tĩnh sẽ giúp bạn tăng cường sự tập trung và phát huy hiệu quả cao nhất có thể. Nếu thực hiện trong nhà, hãy đảm bảo bạn đã tắt hết các thiết bị điện tử hay nguồn phát ra âm thanh gây mất sự tập trung của bạn. Ngoài ra, bạn cũng có thể thêm một chút tinh dầu hay đốt nến sáp ong, sáp thơm để giảm ánh sáng trong phòng, cho cơ thể thư giãn hơn.
– Chuẩn bị nệm ngồi
Đây là vật cần thiết cho các bài tập thiền định bởi quá trình ngồi có thể kéo dài từ 15-30 phút. Ngồi trên nệm sẽ giúp thư giãn vùng mông, tạo cảm giác dễ chịu, thoải mái.
– Lựa chọn quần áo thoáng mát và rộng rãi
Cơ thể bạn không thể thoải mái nếu mặc quần áo quá chật, ảnh hưởng không tốt trong lúc ngồi thiền. Do vậy, hãy chọn những bộ đồ thoáng mát, cho cơ thể thoải mái, tránh phân tâm khi thiền định.
– Lựa chọn thời gian ngồi thiền phù hợp
Bạn nên lựa chọn khoảng thời gian rảnh, có thể ngồi thiền lâu, tốt nhất là vào buổi sáng hoặc trước lúc đi ngủ để việc luyện tập không bị gián đoạn.
– Hẹn giờ đồng hồ
Bạn nên tập luyện ít nhất 15-30 phút để các bài tập phát huy tác dụng tốt nhất. Bạn hãy đặt giờ để đảm bảo thực hiện đủ thời gian đó.
4.2 Giai đoạn ngồi thiền
Bắt đầu bài tập thiền, ban đầu bạn sẽ gặp đôi chút khó khăn bởi tâm trí vẫn bị phân tâm, suy nghĩ, lo âu nhiều. Tuy nhiên, nếu kiên trì vài tuần, bạn sẽ quen dần và nhận thấy được những lợi ích đem lại.
Cách ngồi thiền chuẩn xác để chữa bệnh mất ngủ đó là:
– Ngồi lên tấm nệm, giữ lưng thẳng, đặt 2 chân xếp lên nhau hoặc chéo nhau.
– Thả lỏng cơ thể, đặt 2 tay lên đầu gối
– Có thể nhắm mặt hoặc mở mắt, tốt nhất nên nhắm mắt để tập trung hơn, cúi nhẹ cằm
– Hẹn giờ đồng hồ, giai đoạn đầu mới tập có thể hẹn 5-10 phút, sau đó tăng thời gian dần lên
– Điều tiết hơi thở bằng mũi
– Tập trung vào hơi thở, nhịp thở nhẹ nhàng, loại bỏ suy nghĩ lo âu, căng thẳng
Sau 1-2 tuần kiên trì luyện tập bạn sẽ thấy tác dụng cải thiện giấc ngủ, stress, lo âu rõ rệt.

5.Những lưu ý khi ngồi thiền giúp chữa mất ngủ tốt nhất
Một số lưu ý quan trọng trong cách ngồi thiền chữa bệnh mất ngủ như sau:
– Tốt nhất nên ngồi thiền vào buổi sáng hoặc tối trước khi ngủ, tinh thần của bạn sẽ thư giãn, giúp bạn ngủ ngon và sâu giấc hơn.
– Phương pháp này cần sự kiên trì thực hiện mới đem lại hiệu quả tốt nhất.
– Nếu bạn không thể tập trung dù tập luyện trong không gian yên tĩnh, hãy lắng nghe một bản nhạc nhẹ nhàng
– Đối với những người gặp chứng mất ngủ do hoang tưởng, trầm cảm, suy nghĩ tiêu có thể loại bỏ hoặc phát sinh trong lúc ngồi thiền. Do đó, nếu không thể kiểm soát được, bạn nên đến gặp bác sĩ.
Cách ngồi thiền chữa bệnh rất tốt, rất có ích cho sức khỏe, đặc biệt là giấc ngủ, giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ tốt hơn. Để đạt hiệu quả tốt nhất, bạn cần ghi nhớ những lưu ý khi tập luyện và kết hợp ngồi thiện với các phương pháp khác, cùng chế độ ăn uống, vận động hợp lý.
Đèn cầy sáp ong 3D cobe loại Bé
Đèn cầy sáp ong 3D cobe loại lớn